• 5
Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da. "Dị ứng" có nghĩa là xu hướng phát triển các tình trạng dị ứng. "Viêm da" có nghĩa là sưng da.

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm da dị ứng là:

· Da khô và ngứa
· Phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên bàn tay và bàn chân.
Việc gãi xước da có thể gây ra:
 · Tấy đỏ
 · Sưng
· Nứt
· "Rỉ" ra dịch lỏng trong suốt
· Tạo vảy
· Dày da
· Tróc vảy.
Thông thường, da bị viêm nặng hơn (giai đoạn bất thình lình trở nên tệ hại hơn), sau đó bệnh đỡ dần hoặc hết hẳn (giai đoạn thuyên giảm).

Ai Mắc Bệnh Viêm Da Dị ứng?
Viêm da dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Những người sống ở thành phố và các khu vực khí hậu khô có thể có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
Ở trẻ em bị viêm da dị ứng, vấn đề này có thể cải thiện hoặc biến mất khi trẻ lớn lên. Nhưng da có thể vẫn bị khô và dễ kích ứng. Vào những thời điểm khác, viêm da dị ứng là vấn đề ở tuổi trưởng thành.
Quý vị không thể "nhiễm" hoặc lây bệnh này cho người khác.

Các Loại Vấn Đề Khác về Da
Viêm da dị ứng thường được gọi là bệnh chàm. "Chàm" là thuật ngữ dành cho nhiều loại vấn đề về da. Viêm da dị ứng là loại bệnh chàm phổ biến nhất. Các loại khác bao gồm:
· Chàm do tiếp xúc dị ứng. Da bị tấy đỏ, ngứa và rỉ nước do chạm vào thứ gì đó mà hệ miễn dịch nhận biết là dị vật, như cây sơn độc
· Chàm tiếp xúc. Da bị tấy đỏ, ngứa và rát ở một chỗ do chạm vào thứ gì đó gây dị ứng, như axít, chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác.
· Bệnh tổ đỉa (“dyshidrotic eczema”). Da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị kích ứng và mọc mụn nước trong suốt, sâu gây ngứa và rát.
· Viêm da thần kinh. Các mảng vảy trên đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay gây ra do bị ngứa cục bộ (chẳng hạn như bị côn trùng cắn).
· Chàm thể đồng tiền. Da có các đốm tấy lên hình đồng xu. Các đốm này có thể đóng vảy cứng, tróc vảy và rất ngứa.
· Chàm da dầu. Loại da này có màu hơi vàng, nhiều dầu, các mảng vảy trên da đầu, mặt và đôi khi ở các bộ phận khác của cơ thể.
· Viêm da ứ đọng. Da bị kích ứng ở cẳng chân, thường do vấn đề lưu thông máu.

Nguyên Nhân Gây Nên Viêm Da Dị Ứng Là Gì?

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng. Bệnh này có thể gây ra do cả hai yếu tố di truyền (tồn tại trong gia đình) và môi trường. Những người bị viêm da dị ứng có thể mắc bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn.

Chẩn Đoán Viêm Da Dị Ứng Bằng Cách Nào?
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng. Mỗi người đều có những triệu chứng kết hợp của riêng mình, các triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian. Bác sĩ sẽ yêu cầu cung cấp bệnh sử để:
· Tìm hiểu về các triệu chứng của quý vị
· Biết khi nào triệu chứng xuất hiện
· Loại trừ các bệnh khác
· Tìm kiếm nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Bác sĩ cũng có thể hỏi về:
· Các thành viên khác trong gia đình bị dị ứng
· Liệu quý vị có các tình trạng chẳng hạn như sốt cỏ khô hoặc hen suyễn hay không
· Có phải quý vị đã tiếp xúc với cái gì đó mà có thể gây kích ứng da hay không
· Các vấn đề về giấc ngủ
· Các loại thực phẩm có thể làm cho da bị tấy đỏ
· Phương pháp điều trị quý vị đã sử dụng cho các vấn đề khác về da
· Sử dụng steroid hoặc dược phẩm.
Hiện tại không có phương thức xét nghiệm nhất định nào có thể sử dụng để kiểm tra bệnh này. Nhưng bác sĩ chuyên khoa da liễu (bác sĩ về da) hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng (bác sĩ dị ứng) có thể xét nghiệm xem quý vị có bị dị ứng hay không.

Các Nguyên Nhân Làm Cho Viêm Da Dị Ứng Nặng Thêm
 Chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cho viêm da dị ứng nặng thêm. Chất kích thích là các chất có thể gây tấy đỏ và ngứa hoặc rát da; bao gồm:
· Sợi len hoặc sợi nhân tạo
· Xà phòng và chất tẩy rửa
· Một số loại nước hoa và đồ trang điểm
· Các chất như clo, dầu khoáng hoặc dung môi
· Bụi hoặc cát
· Khói thuốc lá.
Chất gây dị ứng là các chất gây nên dị ứng từ thực phẩm, thực vật, động vật hoặc không khí. Các chất gây dị ứng thường gặp là:
· Trứng, đậu phộng, sữa, cá, các sản phẩm từ đậu nành và lúa mì
· Mạt bụi
· Mốc
· Phấn hoa
· Vảy da chó mèo.
Căng thẳng, giận dữ và thất vọng có thể làm cho viêm da dị ứng nặng thêm, nhưng chưa có bằng chứng về điều này. Nhiễm trùng da, nhiệt độ và khí hậu cũng có thể làm cho da bị tấy đỏ. Những nguyên nhân khác có thể làm cho da bị tấy đỏ là:
· Không sử dụng đủ chất bôi trơn sau khi tắm
· Độ ẩm thấp vào mùa đông
· Khí hậu khô quanh năm
· Tắm bồn và tắm vòi hoa sen quá lâu hoặc quá nóng
· Vào phòng lạnh ngay khi đang đổ mồ hôi

· Nhiễm trùng do vi khuẩn.

Điều Trị Viêm Da Dị Ứng Như Thế Nào?

Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bệnh nhân, các thành viên trong gia đình và bác sĩ kết hợp cùng nhau. Kế hoạch điều trị được dựa trên:
· Độ tuổi
· Triệu chứng
· Sức khỏe tổng quát.
Quý vị cần phải cẩn thận tuân theo kế hoạch điều trị. Cố gắng lưu ý xem điều gì hữu ích hoặc điều gì không. Các triệu chứng thường cải thiện khi chăm sóc da và thay đổi lối sống đúng cách.
Các mục tiêu điều trị viêm da dị ứng đó là nhằm chữa lành da và ngăn chặn tấy đỏ. Bác sĩ sẽ giúp quý vị:
· Tạo thói quen chăm sóc da hiệu quả
· Tránh những thứ gây tấy đỏ da
· Điều trị triệu chứng nếu xuất hiện.
Quý vị và các thành viên trong gia đình cần quan sát các thay đổi trên da để tìm ra phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất. Dược phẩm điều trị viêm da dị ứng bao gồm:
· Các loại kem hoặc thuốc mỡ thoa da giúp giảm sưng và giảm phản ứng dị ứng · Thuốc Corticosteroid (Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận)
· Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra
· Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ để giúp ngăn mọi người gãi vào ban đêm
· Thuốc ức chế hệ miễn dịch. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:
· Liệu pháp ánh sáng
· Kết hợp giữa liệu pháp ánh sáng và một loại thuốc có tên là psoralen
· Chăm sóc da giúp chữa lành da và giữ gìn làn da khỏe mạnh
· Bảo vệ khỏi các chất gây dị ứng. Viêm Da Dị Ứng và Vắc-xin Phòng Bệnh Đậu Mùa
Những người mắc viêm da dị ứng không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa. Vắc-xin này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở những người bị viêm da dị ứng.

Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành về Viêm Da Dị Ứng?
Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra các nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng và cách kiểm soát, điều trị và phòng bệnh. Nội dung nghiên cứu:
· Di truyền học
· Các thay đổi sinh hóa trong tế bào da và tế bào máu trắng
· Các yếu tố miễn dịch
· Liệu pháp ánh sáng
· Các loại dược phẩm mới Các chất bổ sung, các loại thảo mộc và các chất chiết xuất từ thực vật

Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (028) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

 

Call Now Button