• 475
  1. Vảy phấn hồng là gì? 

Vảy phấn hồng thường xuất hiện ở người khỏe mạnh ở độ tuổi từ 10 đến 35. Tình trạng này gây phát ban da và có thể tự cải thiện dần. Biểu hiện đầu tiên thường là mảng hồng ban hình vòng cung lớn, sau đó lan ra nhiều mảng hoặc sẩn nhỏ hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các ca bệnh đều có sang thương mẹ điển hình.

Một số ít trường hợp có thể gặp nhiều hơn một người trong gia đình có phát ban da cùng lúc, tuy nhiên đây là một bệnh lý không lây.

PR5-STAMFORD

  1. Một số lời khuyên khi bạn được chẩn đoán vảy phấn hồng:

– Khám tại cơ sở y tế nhằm xác định chẩn đoán. Một số tình trạng khác ví dụ như nấm da hay giang mai cũng có thể gây ra các sang thương da tương tự như vảy phấn hồng. Cả nấm da và giang mai đều cần được điều trị sớm nhằm tránh chuyển biến xấu và các biến chứng lâu dài của bệnh. Bác sĩ da liễu sẽ cho bạn biết nguyên nhân của sang thương da và hướng điều trị phù hợp.

– Hiểu rằng ban da sẽ tự cải thiện dần. Tuy nhiên sẽ mất một thời gian. Một số trường hợp ban cải thiện sau 6 đến 8 tuần, một số lâu hơn khoảng 5 tháng hay có khi dài hơn.

– Tạo sự thoải mái trong thời gian ban đang tự cải thiện. Tránh cào gãi mạnh tay, và làm dịu sang thương da.

  1. Hướng dẫn chăm sóc sang thương vảy phấn hồng tại nhà:

– Tránh nắng nóng vì nhiệt sẽ làm ban da diễn tiến xấu hơn và ngứa nhiều hơn. Vì vậy bạn nên tránh những nơi có nhiệt độ cao nhiều nhất có thể. Dừng những hoạt động thể lực mạnh khi ban da còn chưa cải thiện tốt. Và tránh ngâm bồn nước nóng cũng như hồ thủy lực.

– Giảm cảm giác khó chịu gây ra do các sản phẩm tắm rửa hoặc dưỡng da. Nước nóng và những loại xà phòng mạnh tay có thể làm ban da và tình trạng ngứa trở nên tệ hơn. Nếu ban da của bạn không kèm triệu chứng ngứa thì nước nóng và xà phòng mạnh tay có thể kích thích ngứa.

Để tránh tình trạng này, bạn nên :

+ Ngưng sử dụng các sản phẩm có nhãn “diệt khuẩn” hay có nhiều mùi hương và chất khử mùi.

+ Tắm nước ấm ( hoặc nước mát ở mức bạn có thể chịu được).

+ Dùng các sản phẩm dịu nhẹ, không mùi.

+ Dùng dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi cho tất cả những vùng da khô; thoa trong vòng 3 phút sau khi tắm để đạt khả năng giữ ẩm cao nhất.

– Tránh nắng.

+ Che phủ những vùng có ban da bằng quần áo thoáng mát

+ Đứng ở chỗ có bóng râm nếu được.

+ Dùng kem chống nắng dịu nhẹ, không mùi cho những vùng da không thể che chắn, với SPF 30 trở lên và có phổ rộng.

– Nếu bạn có ban da ở vùng mặt làm cản trở giao tiếp thì có thể dùng các loại kem che khuyết điểm. Chọn loại dành cho da nhạy cảm để tránh kích ứng ban da.

–  Giảm cảm giác ngứa. Bằng nhiều cách như chườm mát, các loại cream giảm ngứa (pramoxine lotion, cream hydrocortisone, calamine lotion), kháng histamine.

  1. Khi nào cần thăm khám lại với bác sĩ?

Tuy các sang thương vảy phấn hồng có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà nhưng nếu bạn thấy các triệu chứng không cải thiện nhiều và kéo dài trên 3 tháng thì nên tái khám lại với bác sĩ da liễu.

 

Call Now Button