• 1

Mề đay đặc trưng bởi sẩn phù hoặc phù mạch (chiếm 10% trường hợp), hoặc cả hai (chiếm 40% trường hợp).

Mề đay được phân loại theo thời gian thành:
• Mề đay cấp tính (thời gian <6 tuần và thường hết trong vài giờ đến vài ngày)
• Mề đay mạn tính (thời gian> 6 tuần, xảy ra hàng ngày hoặc theo nhiều đợt)

Mề đay cấp tính

Mề đay cấp tính có thể được gây ra bởi các yếu tố sau, nhưng đôi khi không rõ nguyên nhân:
• Nhiễm virut cấp – Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm gan do virut, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh mycoplasma
• Nhiễm vi khuẩn cấp – Áp xe răng, viêm xoang
• Dị ứng thức ăn – Sữa, trứng, đậu phộng, hải sản như tôm cua
• Dị ứng thuốc
• Tiêm vaccin
• Bị ong chích

Mề đay mạn tính

Mề đay mạn tính có thể tự phát hoặc cảm ứng. Cả hai loại có thể cùng tồn tại.

– Mề đay tự phát mạn tính chủ yếu là vô căn (không rõ nguyên nhân).

Mề đay tự phát mạn tính có thể liên quan đến:
• Một tình trạng nhiễm trùng mạn tính, chẳng hạn như Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột.
• Các bệnh tự miễn mạn tính, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tuyến giáp, bệnh coeliac (không dung nạp Gluten), bệnh bạch biến..v..v.

– Mề đay mạn tính cảm ứng bao gồm:
• Da vẽ nổi

• Mề đay do lạnh

• Mề đay cholinergic

• Mề đay tiếp xúc

• Mề đay áp lực

• Mề đay ánh sáng

• Mề đay do nhiệt

• Mề đay do rung

• Mề đay do nước

               

 

Call Now Button