• 22

*** Bệnh trái rạ là gì?

Bệnh trái rạ (thủy đậu) là một căn bệnh nổi ban do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Bệnh trái rạ thường là nhẹ, nhưng có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Số lượng lớn các trường hợp bệnh trái rạ thường xảy ra vào cuối mùa đông và mùa xuân.

– Trước khi có thuốc chủng ngừa bệnh trái rạ (thủy đậu), hầu hết mọi người đều mắc bệnh trái rạ trước tuổi thành niên – phần lớn người Mỹ trưởng thành (95%) đã bị bệnh này.

*** Các triệu chứng
– Bệnh trái rạ có một đặc điểm là ban ngứa, “mụn trái rạ”, thoạt đầu là những vết tròn, rồi trở thành những mụn nước, khô đi và trở thành vảy trong 4-5 ngày.

– Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh và thỉnh thoảng sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi.

– Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên cơ thể (trung bình là 300-400) trong suốt quá trình mắc bệnh


Bệnh có thể lên đến 500 mụn trong suốt quá trình bệnh

Đôi khi bệnh trái rạ có những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hay viêm phổi.

– Những trẻ đã tiêm phòng vắc xin vẫn có thể mắc bệnh ở mức độ nhẹ với số lượng ít mụn trái rạ và có thể không có mụn nước.

*** Bệnh lây bằng cách nào?
– Bệnh trái rạ rất dễ truyền nhiễm và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp những dịch tiết trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm trái rạ (ví dụ khi hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho). Bệnh trái rạ phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

– Bệnh trái rạ có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

– Những người có hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn trái rạ của họ đóng vảy.

– Khoảng 90% những nguời chua từng bị trái rạ sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với một nguời thân trong gia đình bị nhiễm bệnh.

*** Chẩn đoán bệnh
– Bệnh trái rạ thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và hình dạng của ban ngứa ở người mà trước đó chưa từng bị hoặc chưa được tiêm chủng.

– Thỉnh thoảng, xét nghiệm được dùng để xác định bệnh nếu việc chẩn đoán không chính xác hoặc nếu như bệnh rất nghiêm trọng

*** Phòng ngừa
– Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống bệnh trái rạ và các biến chứng của bệnh này.

– Tiêm phòng 2 liều được đề nghị nên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi, cho thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị trái rạ hoặc trước kia chưa được tiêm chủng.

– Tất cả các trẻ em nên tiêm liều vắc xin đầu tiên từ 12-15 tháng tuổi

– Liều thứ 2 thường được đề nghị cho tất cả các trẻ em từ 4-6 tuổi

– Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người lớn chưa có bằng chứng đã được miễn nhiễm trước đó sẽ chích 2 liều vắc xin cách nhau 4-8 tuần.

– Liều vắc xin nhắc lại được khuyến cáo cho trẻ em, thanh thiếu niên và những người chỉ mới nhận 1 liều trước đây. Các liều nên cách nhau ít nhất 3 tháng cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, và ít nhất 4 tuần cho trẻ từ 13 tuổi trở lên.

– Thông thường vắc xin sẽ có tác dụng phụ nhẹ như sốt và phát ban nhẹ xảy ra từ 5-26 ngày khi khi tiêm ngừa.

– Bạn không cần phải tiêm ngừa nếu bạn đã mắc bệnh trái rạ. Nếu như bạn không chắc chắn đã mắc bệnh hay chưa, hãy liên hệ trung tâm y tế để được xét nghiệm máu.

– Vắc xin bệnh trái rạ có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh, đặc biệt ngừa được những trường hợp nghiêm trọng và các biến chứng của nó.

*** Những việc nên làm khi đã tiếp xúc với bệnh trái rạ?
– Nếu bạn đã bị bệnh trái rạ hoặc đã được chủng ngừa thì bạn đã được miễn dịch và sẽ không mắc bệnh này một lần nữa.

– Nếu bạn không có miễn dịch với bệnh trái rạ và có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách chủng ngừa thủy đậu trong vòng 3 -5 ngày kể từ khi có tiếp xúc, bệnh trái rạ có thể sẽ nhẹ hơn.

– Những người có nguy cơ bị nhiều biến chứng từ bệnh trái rạ như người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, trẻ em sinh non, thì nên liên hệ với các trung tâm chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.

*** Bệnh Zona (Shingles) là gì?
– Bệnh zona (shingles) là một bệnh phát ban cục bộ gây ra do việc tái phát của siêu vi khuẩn trái rạ (varicella zoster virus – VZV) ở người đã từng bị bệnh trái rạ. Một người sau khi được phục hồi bệnh trái rạ thì vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể. Thông thường, vi rút không gây ra vấn đề gì, nhưng nó có thể xuất hiện vài năm sau đó bằng cách gây bệnh Zona.

– Bệnh zona thường bắt đầu bằng phát ban ở một bên mặt hoặc thân thể. Sau đó xuất hiện những mụn nước rồi đóng vảy từ 3-5 ngày. Thông thường phát ban sẽ biến mất trong vòng 2-4 tuần. Trước khi phát ban, thường có cảm giác đau, ngứa ở những vùng sẽ phát triển thành ban. Ngoài ra còn có các triệu chứng như là sốt, nhức đầu, ớn lạnh hay rối loạn dạ dày.

– Tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước ở những người mắc bệnh zona có thể gây bệnh trái rạ cho nhưng người chưa từng mắc bệnh hay tiêm phòng vắc xin bệnh trái rạ.

– Thuốc tiêm phòng bệnh zona được cấp phép năm 2006. Trong các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin đã ngăn ngừa được khoảng một nửa số người có độ tuổi từ 60 trở lên. Nó cũng có thể làm giảm các cơn đau liên quan đến bệnh zona.

 

Call Now Button