• 636
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao là kết quả của việc tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai. Bệnh tiểu đường có thể liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hủy hoại các cơ quan tim, thần kinh, thận và nhiều cơ quan khác, gây chết trẻ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể thực hiện các biện pháp để giảm khả năng gây bệnh.
 
 
benh-tieu-duong
Bệnh tiểu đường dễ phát hiện nhưng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó ngờ

1. Bệnh tiểu đường loại 1, trước đây còn gọi là Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin (IDDM), thường khởi phát ở tuổi vị thành niên. Loại 1 chiếm khoảng 5-10% của tất cả các trường hợp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1 được xác định ít hơn bệnh tiểu đường loại 2; hệ thống miễn dịch, yếu tố di truyền và môi trường cũng tham gia vào sự phát triển của loại này.

2. Bệnh tiểu đường loại 2, trước đây còn gọi là Bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin (NIDDM), thường khởi phát ở người lớn. Loại 2 chiếm khoảng 90-95% của tất cả các trường hợp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm độ tuổi, bệnh béo phì, tiền sử bệnh tiểu đường của gia đình, tiền sử bệnh tiểu đường ở thai kỳ thai sản, khả năng hấp thụ đường glucose yếu và thiếu hoạt động thể lực.

3. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ thai sản: chiếm 2-5% số lượng người mang thai nhưng thông thường sẽ biến mất khi thời kỳ thai sản kết thúc. Bệnh béo phì cũng là nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Những phụ nữ có bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai sản sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Trong một vài nghiên cứu cho thấy gần 40% phụ nữ với tiền sử bệnh tiều đường khi đang mang thai đã tiếp tục phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Nếu bạn có bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai sản thì việc theo dõi và kiểm tra hằng năm rất quan trọng.

*** Các biến chứng của bệnh tiểu đường:

1. Bệnh về tim mạch: là nguyên nhân chính dẫn đến việc các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tử vong. Người lớn mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 đến 4 lần người không mắc bệnh tiểu đường.

2. Đột quỵ: Nguy cơ của bệnh đột quỵ cao gấp 2 đến 4 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường.

3. Bệnh cao huyết áp: chiếm khoảng 60-65% những người mắc bệnh tiểu đường.

4. Bệnh về thận: bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận, chiếm khoảng 40% các trường hợp

5. Mù mắt: bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân gây mù mắt ở người lớn từ 20 đến 70 tuổi. Những người mắc bệnh tiểu đường có các bệnh lý về võng mạc gây ra 24,000 trường hợp mù mắt mỗi năm.

6. Các bệnh liên quan đến thần kinh: khoảng 60-70% người mắc bệnh tiểu đường có những tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng đến hệ thần kinh (nơi mà nó thường bao gồm sự mất cảm giác hay bị đau ở bàn chân hoặc bàn tay, dẫn đến viêm loét bàn chân hay các biến chứng khác, chậm tiêu hóa thức ăn và các vấn đề liên quan đến thần kinh). Những tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bệnh nhân tiểu đường là nguyên nhân gây nên việc cắt cụt các chi dưới là do sự hủy hoại các dây thần kinh kết hợp với hệ thống tuần hoàn ngoại vi. Ví dụ như tại Mỹ, hơn một nửa số người bị cắt cụt chi dưới thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

7. Các bệnh về răng miệng: bệnh nha chu (một loại bệnh có thể làm gãy răng) xảy ra thường xuyên hơn và mức độ nghiêm trọng hơn ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

8. Các biến chứng trong thời kì thai sản: Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khi có mẹ bị bệnh tiểu đường từ trước chiếm từ 0-5% ở những phụ nữ có kế hoạch mang thai và chiếm 10% ở những phụ nữ không có kế hoạch mang thai.

9. Các biến chứng khác: Bệnh tiểu đường có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng, chẳng hạn như tại thời điểm mà đường glucose và insulin trở nên không kiểm soát được có thể dẫn đến hôn mê, gây những bất thường về máu và đe dọa đến tính mạng. Điều này xảy ra khi bệnh tiểu đường gây ra các bệnh gọi là Diabetic Ketoacidosis and Hyperosmolar Nonketotic Coma. Các bệnh này có thể là kết quả nồng độ quá cao của đường, những bất thường về muối và điện phân trong máu và sự mất cân bằng về sinh hóa dẫn đến việc khó kiểm soát bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ dàng mắc thêm nhiều bệnh khác. Ví dụ như, họ có nhiều khả năng chết vì bệnh viêm phổi, bệnh cúm và nhiễm trùng hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.

*** Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra thường xuyên để chẩn đoán bệnh tiểu đường là kiểm tra lượng đường trong máu (khi đang đói). Tuy nhiên, trong một số trường hợp lâm sàng, bác sĩ có thể chọn hình thức kiểm tra khác bằng đường miệng. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách uống 75gram đường glucose hòa tan với nước, sau đó đo nồng độ glucose huyết tương ở các thời điểm khác nhau lên đến 3 giờ sau đó.

benh-tieu-duong

Kiểm tra và điều trị sớm bệnh tiểu đường nhằm tránh biến chứng về sau

Nồng độ huyết tương trong máu (khi đang nhịn ăn) có giá trị lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường. Còn nồng độ huyết tương trong máu (khi không nhịn đói) có giá trị lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường.

Khi bác sĩ chọn phương pháp kiểm tra đường bằng đường miệng, thì nồng độ đường trong máu khi lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL sau 2 giờ được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường.

Khi nồng độ của đường trong máu (khi đang nhịn đói) > 100mg/ml, thì đang có nguy cơ được xem là “ Tiền Đái Tháo Đường”. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ hơn và quan trọng là thay đổi lối sống để trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường

*** Điều trị bệnh tiểu đường

Việc điều trị bệnh tiểu đường nhằm duy trì lượng đường trong máu gần ở mức bình thường càng nhiều càng tốt. Huấn luyện cách tự quản lý bản thân là phương pháp không thể thiếu trong điều trị bệnh tiểu đường. Việc điều trị phải được cá nhân hóa và phải giải quyết các vấn đề về y khoa, tâm lý và lối sống.

1. Điều trị bệnh tiểu đường loại 1: Loại này gần như thiếu hoặc thiếu hoàn toàn khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy và làm cho nó rất khó để kiểm soát. Việc điều trị đòi hỏi bao gồm một chế độ ăn uống được tính toán cẩn thận, kế hoạch hoạt động thể chất, việc kiểm tra đường huyết tại nhà và việc tiêm insulin hằng ngày.

2. Điều trị bệnh tiểu đường loại 2: Việc điều trị bao gồm tập thể dục, kiểm soát chế độ ăn uống, kiểm tra đường huyết định kỳ tại nhà và uống nhiều loại thuốc khác nhau. Đôi khi, bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể đạt được khả năng kiểm soát lượng đường trong máu khi uống thuốc kết hợp với sử dụng các dạng insulin. Khoảng 40% bệnh nhân này đòi hỏi phải tiêm insulin.

“ Tiền Đái Tháo Đường” là một loại mới với nồng độ đường trong máu khi đang nhịn đói là 100-125mg/dL. Nồng độ này lớn hơn mức bình thường nhưng lại nhỏ hơn nồng độ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường . Một số lượng đáng kể bệnh nhân suy giảm đường huyết sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường. Việc thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân thì việc khởi phát bệnh tiểu đường có thể tránh khỏi hoặc trì hoãn đáng kể.

*** Insulin là gì?

Bên trong tuyến tụy có 1 loại tế bào đặc biệt gọi là beta tạo ra hoócmôn insulin. Trong mỗi bữa ăn, loại tế bào này sẽ tiết ra insulin giúp cơ thể sử dụng và dự trữ đường glucose lấy từ thức ăn.

Với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào này bị hủy và tuyến tụy sẽ không tiếp tục sản sinh insulin. Vì vậy bệnh nhân luôn đòi hỏi phải tiêm insulin để kiểm soát đường trong các bữa ăn. Insulin không thể làm thành từng viên thuốc. Trong quá trình tiêu hóa, nó cũng được phân nhỏ ra như protein trong thực phẩm. Insulin phải được tiêm vào lớp mỡ dưới da để nó có thể đi vào máu.

benh-tieu-duong

Tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường mỗi bữa ăn

Với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 vẫn sản sinh insulin nhưng cơ thể không phản ứng tốt với nó. Một vài bệnh nhân còn phải uống thuốc để kiểm soát bệnh, hoặc đôi khi phải tiêm insulin để tăng khả năng sử dụng đường glucose tạo năng lượng cho cơ thể.

Có rất nhiều sản phẩm insulin. Chúng khác nhau phụ thuộc vào cách điều chế, cách hoạt động của nó trong cơ thể và giá cả. Có 4 loại insulin chính và phân loại dựa vào các yếu tố như: mất bao lâu để insulin bắt đầu hoạt động, khi nào nó sẽ hoạt động hiệu quả nhất và nó sẽ kéo dài bao lâu trong cơ thể.

Thuốc uống để điều trị bệnh tiểu đường loại 2: việc đầu tiên là theo một chế độ ăn uống tốt để kiểm soát lượng đường trong máu, thực hiện việc giảm cân và tham gia chương trình tập thể dục thường xuyên. Thường thì những biện pháp này không đủ để giúp lượng đường trong máu xuống mức bình thường. Bước tiếp theo là uống thuốc để giảm lượng đường huyết. Có 2 loại thuốc: dạng viên để uống và tiêm insulin.

*** Dược phẩm hoạt động như thế nào?

Với những người mắc bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu rất cao bởi vì đường được duy trì ở trong máu thay vì phải vào các tế bào, nơi thuộc về chúng. Nhưng để đường glucose vào được các tế bào thì phải có sự hiện diện của insulin và các tế bào phải đang trong tình trạng “đói” đường glucose.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không còn tế bào beta nên chúng không thể sản sinh insulin. Với những bệnh nhân này, tiêm insulin là cách duy nhất để kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường có 2 xu hướng. Họ không sản xuất đủ lượng insulin và các tế bào của cơ thể dường như quá mẫn cảm với insulin, do đó không thể lấy được lượng đường glucose vào trong các tế bào tốt như chúng có thể.

Tất cả các loại thuốc bán cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngày nay được phân thành 3 loại. Chúng hoạt động khác nhau để giảm lượng đường trong máu.

+ Loại 1: kích thích tế bào của tuyến tụy để tiết ra nhiều insulin hơn. Các loại thuốc ví dụ là  Sulfonylureas hay  Repaglinide.  Bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn để biết chi tiết hơn các thông tin về hoạt động của thuốc và cách sử dụng. Những thuốc này có thể làm giảm lượng đường trong máu.

+ Loại 2: Thuốc ở loại này giúp insulin có sẵn trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Ví dụ như thuốc Glucophage (Metformin) giúp giảm đường trong máu bằng cách làm cho insulin hoạt động hiệu quả hơn. Thường thì uống 2 hoặc 3 lần/ ngày. Những tác dụng phụ của Metformin bao gồm chứng đầy hơi, thường cải thiện khi bạn uống nó trong một khoảng thời gian. Một loại thuốc khác là Thiazolinedones–rosiglitazone, và pioglitazone. Chúng giúp insulin hoạt động tốt hơn trong các cơ và chất béo. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể dẫn đến việc giữ nước, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng giữ nước.

+ Loại 3: gồm các loại thuốc làm chậm hoặc ngăn chặn sự phân hủy tinh bột và đường. Ví dụ như Acarbose and Meglitol. Chúng giúp lượng đường trong máu giảm bằng cách ngăn chặn sự phân hủy thức ăn bao gồm tinh bột và các loại đường tổng hợp như bánh mì, khoai tây và mì ống. Chúng làm giảm việc phân hủy của một vài loại đường nên làm chậm sự gia tăng đường sau mỗi bữa ăn. Thuốc nên được uống trước mỗi bữa ăn và chúng có thể có một vài tác dụng phụ như bị đầy hơi và tiêu chảy.

Call Now Button