• 2

Trẻ mới chào đời, làn da non nớt rất dễ mắc một số bệnh viêm da, phát ban, nổi mề đay, rôm xảy, hăm, da xếp vảy, rốn chảy nước… khi không được chăm sóc đúng cách.


Hiểu biết và chăm sóc đúng cách sẽ giúp con bạn chào đời khỏe mạnh, thông minh và xinh đẹp.

Theo bác sỹ Nguyễn Minh Hà – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mặc dù chưa có con số thống kê chính xác nhưng tỉ lệ trẻ sơ sinh trên thế giới cũng như Việt Nam bị mắc bệnh viêm da thể tạng chiếm tỷ lệ không nhỏ (khoảng 15-20%) với các biểu hiện: nổi nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô, một số trường hợp còn rỉ nước và xuất hiện các vảy kết, làm bé khó chịu, quấy khóc. 

Bệnh da ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vệ sinh thái quá cũng dễ gây bệnh. Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường quá sạch, quá vô khuẩn, hiếm khi tiếp xúc với các vi khuẩn, trẻ sẽ dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu.

Một bệnh thường gặp khác là nổi ban đỏ, nhất là ở vùng mông, gây rất nhiều khó chịu cho bé. Đây là phần da rất nhạy cảm vì ở gần cơ quan bài tiết, dễ gây kích thích và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bộ phận thường bị cọ xát, tiếp xúc nhiều như phần da dưới cằm, cổ, nách, đùi… cũng rất dễ bị hăm. 

Một số bé da còn bị xếp vảy với những mảng vảy nhỏ màu vàng như vảy cá, xếp thành từng lớp trên đầu. Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bé còn bị chảy nước ở rốn. Với đa số trẻ sơ sinh, đây là hiện tượng bình thường, không gây hại gì và nếu trẻ không bị đau hoặc không thấy bị chảy máu, chảy mủ… thì gia đình không nên quá lo lắng.

Ngoài ra, khi mùa hè đến, bé thường bị rôm sảy, trên trán, cổ, lưng… Rôm thường có hình tròn, số lượng nhiều, có màu đỏ và sẽ biến mất khi trời mát. 

Cách phòng ngừa

Các bệnh về da của trẻ sơ sinh thường khá phổ biến và không quá nguy hiểm, nhưng nếu không biết cách chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể để lại những hậu quả đáng tiếc sau này. Để phòng tránh, các gia đình có trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý:

– Đối với bệnh viêm da thể tạng, cách đơn giản nhất là cho trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn "an toàn" như những vi khuẩn ký sinh tự nhiên trong hệ tiêu hóa. Các men trong sữa chua có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, do vậy các bà mẹ khi mang thai nên ăn nhiều sữa chua trong những tháng cuối của thai kỳ. 

– Đối với bệnh nổi ban đỏ ở mông: Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng việc tắm rửa hàng ngày, giữ mông của bé luôn khô ráo. Chú ý thay tã thường xuyên, khi thay tã, cần vệ sinh cho bé bằng xà phòng khử trùng, làm khô da bằng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp nhất và để xa vùng da bị ban đỏ. Có thể thoa một lớp thuốc mỡ khử trùng để các thương tổn mau liền sẹo.

– Để tránh bé bị hăm, cần phải làm khô da, nhất là sau khi tắm cho trẻ bởi độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng phát triển. Bên cạnh đó, có thể bôi dung dịch sát trùng lên các phần bị hăm bằng thuốc mỡ Bepanthen.


Luôn giữ khô da cho bé

– Khi bé bị xếp vảy ở da đầu, cần dùng loại dầu gội thích hợp. Khi gội đầu, chú ý dùng đầu ngón tay chà xát nhẹ trên da đầu. Tuyệt đối tránh việc dùng tay bóc lớp vảy vì sẽ khiến bé bị đau và vảy sẽ lan rộng hơn.

– Dùng bông vệ sinh rốn cho bé cẩn thận sau mỗi lần tắm hay khi bị chảy nước.

– Thời tiết ấm, tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng, giữ độ ẩm môi trường xung quanh và phòng ở phải luôn thoáng mát để tránh trẻ bị rôm sảy.

Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Call Now Button