• 2
Rạn da thường xuất hiện như những vệt song song, màu đỏ, mỏng, bóng, có khi giống như những vết sẹo màu trắng. Rạn da có thể hơi lõm nhẹ xuống và có cấu trúc khác với da thường.
RẠN DA LÀ GÌ?

Rạn da là một dạng bệnh thông thường của da, có bề ngoài giống như một dải dẹt, vằn sọc hay những đường nứt nhỏ.

ran-da

NGUYÊN NHÂN RẠN DA?

Rạn da xuất hiện khi có một sự kéo dãn của da. Chúng thường có liên quan đến việc tăng kích thước của bụng trong thời kỳ mang thai. Rạn da cũng được tìm thấy ở các đứa trẻ bị béo phì hoặc cũng có thể xảy ra do sự tăng trưởng mạnh của giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ. Rạn da hầu hết thường xảy ra ở ngực, hông, đùi, mông, bụng và sườn.

Rạn da có thể do sự hình thành collagen bất thường, do tác động của việc điều trị bệnh hoặc một tác động hóa học có liên quan đến sự hình thành collagen. Chúng cũng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh phát phì, hoặc sau khi mang thai. Rạn da cũng liên quan đến việc sử dụng các hợp chất cortisone trong một thời gian dài. Các yếu tố di truyền cũng có thể có liên quan, nhưng vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

TỶ LỆ NGƯỜI BỊ RẠN DA

  • Ở Mỹ: gần 90% phụ nữ mang thai bị rạn da. Ở Lứa tuổi dậy thì, có khoảng 70% nữ và 40% nam bị rạn da.
  • Thành phần: Rạn da có thể xảy ra đối với bất kỳ ai.
  • Giới tính: Rạn da thường xảy ra ở nữ hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Rạn da thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, và các bệnh nhân có hoạt động của tuyến thượng thận tăng mạnh hơn so với bình thường (sử dụng thuốc có chứa cortisone trong một thời gian dài).

DIỄN TIẾN VẾT RẠN DA

Ban đầu, vết rạn mới sẽ dẹt, phẳng và mỏng với màu hồng nhạt, có thể sẽ bị ngứa. Dần dần, chúng dài và rộng ra và có màu đỏ tía. Bề mặt của vết rạn có thể bị nhăn. Vết rạn trưởng thành có màu trắng, hơi lõm nhẹ, thường dẹt, và thường cùng hướng với chiều căng da. Chúng thường dài khoảng vài centimet và rộng khoảng 110 mm. Dần dần, một số vết rạn da trở nên nhạt và khó thấy. Diễn tiến tự nhiên của vết rạn tương tự như diễn tiến của các vết sẹo khi lành da.

ran-da-lon-vnRạn da hầu hết thường xảy ra ở ngực, hông, đùi, mông, bụng và sườn.

Xét theo mô học:

Ở giai đoạn đầu, sự thay đổi có thể biểu hiện rõ. Sẽ có sự sưng nhẹ trong da ở vùng xung quanh mạch mạch huyết.

Sau đó, lớp biểu bì trở nên mỏng và dẹt đi. Lớp nội bì cũng mỏng lại, collagen bị cô đặc và xếp thành những đường song song nằm ngang trên biểu bì. Sợi elastin bị phá vỡ và co rút lại. Các sợi elastine đứt đoạn này sẽ tạo nên bề mặt của vết rạn là những vằn sọc.
Khi quét dưới kính hiển vi điện tử, kết quả cho thấy vết rạn là một mớ lộn xộn những sợi elastine bị co rút và cuộn lại, xếp ngẫu nhiên , ngược lại với cách sắp xếp theo một quy tắc nhất định của da thông thường.

  • Trong thời kỳ mang thai, rạn da thường xảy ra ở vùng bụng và ngực.
  • Vị trí thông thường của vết rạn da ở lứa tuổi dậy thì là ở hông và ở vùng thắt lưng (đối với nam) và ở hông, mông và ngực (đối với nữ). Ngoài ra, rạn da cũng xảy ra ở một số vùng khác như phía trên cánh tay.
ĐIỀU TRỊ VẾT RẠN DA
  • Nếu rạn da do tuổi dậy thì thì chúng sẽ mờ dần đi theo thời gian.
  • Thoa các loại kem, thuốc có chứa Tretinoin có thể làm giảm đáng kể bề mặt của vết rạn da ở giai đoạn sớm.
  • Một số bệnh nhân có kết quả điều trị tốt khi thoa Axit Trichloroacetic (TCA) ở nồng độ thấp 1520% và lặp lại nhiều lần để lột bỏ bề mặt của vết rạn.

Tại phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford, bạn sẽ được tư vấn từ bác sĩ Lư Doanh và điều trị rạn da hiệu quả và an toàn.

Call Now Button