• 1

Chắc hẳn bạn đã nghe qua bệnh viêm da cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng hoặc eczema. Đây là trạng thái viêm da mạn tính, tái phát và gây ngứa, với tổn thương là những mụn nước ở mặt trẻ em nhỏ, là sẩn khu trú ưu tiên ở nếp gấp và trở nên bị xước, lichen hóa ở trẻ em lớn và người lớn.

Bệnh này không lây, thường gặp ở những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng, bị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Cùng Stamford Skin Centre tìm hiểu thêm về căn bệnh này để có những nhận thức đúng đắn nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa rõ nhưng đa số tác giả cho rằng viêm da cơ địa là sự kết hợp của cơ địa dễ dị ứng và các tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể.

ĐỘ TUỔI PHÁT BỆNH

Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, phổ biến hơn là ở trẻ em, bệnh có đặc tính gây ngứa và tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh nhân thường có làn da bị tổn thương, mất độ ẩm và nhạy cảm với các yếu tố có hại từ môi trường.

IMG_0518

Trẻ sơ sinh thường phát bệnh vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu tiên, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh ở độ tuổi từ 6-20. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH

  • Giai đoạn cấp tính: vùng da đỏ có ranh giới không rõ, nổi các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo mụn mủ và tiết vàng. Bệnh thường xuất hiện ở trán, má, cằm và khi trở nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.

Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

  • Giai đoạn mãn tính: da dày thâm, ranh giới vùng da tổn thương rõ hơn, xuất hiện các vết nứt gây đau, và đây cũng là hậu quả của việc ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân. Trường hợp bệnh nặng có thể lan toàn thân.

TIẾN TRIỂN

Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi bước vào lứa tuổi thiếu niên, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, và bệnh nhân có nguy cơ mắc thêm các vấn đề dị ứng khác.

IMG_0523

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

  • Tránh chà xát hoặc gãi vùng da bị tổn thương
  • Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và thuốc kháng sinh để chống ngứa và đề phòng bội nhiễm vi khuẩn
  • Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để chống khô da và tránh ngứa, hạn chế bệnh tái phát.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị hoặc người nhà khi không có kiến thức chuyên môn về y học. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa, cần liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu để đượcbác sĩ chuẩn đoán và điều trị theo phương pháp đúng đắn và phù hợp nhất.

Mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi và đội ngũ nhân viên trực tiếp hồi đáp.

Call Now Button