• 3

Thuốc bổ sung dinh dưỡng (thuốc bổ) được định nghĩa là những chất được ăn hoặc uống qua đường miệng nhưng không phải là thức ăn – nó có thể bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo dược, amino axít, hoóc môn, chiết xuất thực vật. Phạm vi về thể loại này rất lớn và bạn không cần có toa thuốc để mua thuốc bổ. Các quảng cáo và khuyến cáo của các sản phẩm đều có giới hạn, tuy không nhiều. Có nhiều sản phẩm tuyên bố là mang lại lợi ích về y khoa và có chức năng chữa bệnh nhưng lại hoàn toàn không có bằng chứng và đôi khi chỉ có vài lời nhận xét từ một số ít cá nhân.
 

hieu-dung-ve-thuoc-bo

Có những điều bạn hiểu sai về thuốc bổ khiến cho việc bổ sung dinh dưỡng lại thất bại

Công nghiệp sản xuất thuốc bổ được ước tính khoảng 20 tỉ đô la riêng ở Mỹ. Hiện nay, ngành công nghiệp này thường ngụy trang thành những Công ty Dược lớn và hoạt động có tổ chức để tích cực bảo vệ quyền lợi và lợi nhuận của mình. Hầu hết các bài viết trong mục SỐNG KHỎE có vẻ như “chống lại các thuốc bổ” nhưng chúng tôi đơn thuần chỉ là cố gắng giới thiệu và hướng dẫn mọi người cách xem xét sự lựa chọn của mình về các chất bổ sung dinh dưỡng.

*** Một số hiểu biết sai lệch về thuốc bổ sung dinh dưỡng:

  1. Thuốc bổ sung dinh dưỡng được nhà nước quy định như thuốc. Điều này không đúng
  2. Các chỉ định trên mẫu quảng cáo và trên nhãn hiệu là có trách nhiệm và tin cậy. Điều này không đúng.
  3. Nếu nhãn hiệu báo cáo thuốc bổ có hàm lượng nhất định thành phần A hoặc thành phần B, bạn có thể tin tưởng điều này. Rất tiếc, điều này cũng không đúng
  4. Nếu sản phẩm được bày bán trên kệ thuốc, điều này có nghĩa là nó đã được Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Việt Nam (hoặc Bộ Y Tế Mỹ, Canada hoặc các nước khác) kiểm duyệt.Điều này không đúng.
  5. Chính phủ hoặc các cơ quan y tế yêu cầu thuốc bổ phải có nhãn hiệu cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc giống như các đơn thuốc, việc cung cấp sẽ được theo dõi và nhanh chóng lấy ra khỏi thị trường nếu có dấu hiệu nghiêm trọng từ tác dụng phụ. Chính phủ hoặc các cơ quan y tế không thực hiện những quy định này và các sản phẩm sẽ không bị loại ra khỏi thị trường trong các tình huống tương tự.
  6. Việc sử dụng từ “thiên nhiên” trên nhãn hiệu đồng nghĩa với sản phẩm đó an toàn. Điều này không đúng.
  7. Khi sản phẩm được làm từ vitamin, khoáng chất, thảo dược và từ nhiều nguồn khác, mọi người vẫn nghĩ nếu dùng 1 lượng nhỏ đã tốt thì khi dùng nhiều hơn sẽ tốt hơn. Điều này không đúng.

thuoc-bo

Qúa nhiều thuốc bổ không đồng nghĩa với việc bạn khỏe hơn

Mặc dù thuốc bổ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi, vừa có ích nhưng cũng có những tác dụng phụ. Tuy nhiên, để loại trừ một loại thuốc bổ gây hại có thể mất rất nhiều năm  – ví dụ Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Mỹ (FDA) phải mất 10 năm để cấm sử dụng thảo dược ephedra (cây ma hoàng), là thành phần nguy hiểm được ưu tiên sử dụng trong các thuốc giảm béo. Một nhà sản xuất của loại thảo dược ephedra đã nhận hơn 10,000 đơn khiếu nại của các phản ứng phụ nhưng công ty sản xuất chưa bao giờ báo cáo một lần đến Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm.

*** Những điều mà nhà sản xuất có thể hoặc không có thể quảng cáo (theo thị trường Bắc Mỹ)

  • Nhãn hiệu có thể ghi là “giúp cải thiện tâm trạng của bạn” nhưng không thể nói là “ giảm trầm cảm”
  • Nhãn hiệu có thể ghi là “duy trì hệ thống tuần hoàn” nhưng không thể nói là “ngăn ngừa bệnh tim mạch”
  • Nhãn hiệu có thể ghi là “duy trì lượng cholesterol ở mức độ tốt cho sức khỏe” nhưng không thể nói “giảm lượng cholesterol”
  • Nhãn hiệu có thể ghi là “hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch” nhưng không thể nói là “ngăn ngừa sự nhiễm trùng” như bệnh cảm cúm.

thuoc-bo

Phải đọc kĩ và không nên hiểm lần ý của nhà sản xuất theo hướng thần kì hóa sản phẩm 

Cục Quản Lý Dược -Thực Phẩm và Bộ Y Tế Mỹ và các nước đã đấu tranh nhiều năm để phân biệt giữa các tuyên bố thuốc bổ có thể điều trị bệnh, thường được kiểm soát rất chặt chẽ (chẳng hạn như các tuyên bố chữa được bệnh phải được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học) và các tuyên bố có thể duy trì sức khỏe hầu hết là không được kiểm soát. Nó có thể là điều khó khăn cho cá nhân để phân biệt sự khác nhau giữa các chỉ định được cho là hợp lý và có lợi cho việc duy trì sức khỏe và những điều thổi phồng, lừa đảo hoặc thậm chí là hoàn toàn gian lận khi cho rằng thuốc bổ thật sự sẽ chữa hoặc điều trị bệnh.

Một vần đề khác là bạn không biết chính xác thuốc bổ mà bạn mua là như thế nào. Đã có nhiều trường hợp trong đó các sản phẩm chứa ít hơn hoặc nhiều hơn những thứ được liệt kê trên nhãn hiệu. Thậm chí người ta còn tìm thấy ở nhiều sản phẩm có chứa độc tố hay các chất gây nhiễm như chì và các kim loại nặng khác.

*** Những dấu hiệu cảnh báo và hướng dẫn sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng.

  1. Nếu một quảng cáo hoặc trang web nói rằng “Các bác sĩ đang nói dối bạn bởi vì họ không muốn bạn biết về cách chữa bệnh kì diệu này”, bạn có thể chắc chằn rằng đây là một sự lừa đảo
  2. Hãy cảnh giác với những tuyên bố “chống lão hóa” vì cho đến nay chưa có chất nào giúp bạn giữ tuổi trẻ.
  3. Từ “thiên nhiên” trong các thuốc bổ là vô nghĩa. Nhiều công ty có thể dán nhãn gần như mọi thứ là “thiên nhiên” và họ thường xuyên làm như vậy. Đừng nghĩ rằng vitamin “thiên nhiên” thì tốt hơn từ các chất hóa học, chỉ trừ Vitamin E thiên nhiên (d-alpha tocopherol) thì cơ thể hấp thụ tốt hơn các loại từ chất tổng hợp (dl-alpha tocopherol).
  4. Thận trọng với các bằng chứng thường được tìm thấy trên internet. Việc chứng thực không bao giờ là đủ. Bất cứ ai cũng có thể nói loại sản phẩm này hoặc sản phẩm kia có thể chữa bệnh cảm, cúm. Bạn sẽ không bao giờ biết được rằng việc chứng thực đã được trả tiền hoặc đơn giản được làm bởi người viết quảng cáo. Các thử nghiệm mang tính trung lập hoặc tiêu cực về sản phẩm của họ sẽ không bao giờ được quảng cáo hoặc giới thiệu trên website.
  5. Hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về các thuốc bổ mà bạn đang uống. Sử dụng nhiều thuốc bổ, đặc biệt là các sản phẩm từ thảo dược có thể gây tác dụng phụ khi uống thêm thuốc khác. Chẳng hạn như uống nhiều thuốc bổ (chứa tỏi, ginko và vitamin E) có thể tăng nguy cơ loãng máu khi dùng các thuốc như warfarin/counmadin, trong khi các loại khác (nhân sâm và vitamin K) sẽ làm giảm hoạt động của warfarin/coumadin.

*** Các dấu hiệu cảnh báo khác

  1. Các từ ngữ như “kì diệu”, “tức thời”, “bí mật” hoặc “tuyệt vời”, khi nghe, các bạn nên cẩn thận.
  2. Các tuyên bố mơ hồ như “thanh lọc cơ thể”, “tăng năng lượng của bạn” hoặc “tăng cường hệ thống miễn dịch”…hãy cẩn thận.
  3. Các lời nhận xét tích cực từ một số cá nhân hỗ trợ cho các chỉ định, đó là dấu hiệu cảnh báo
  4. Các tuyên bố thuốc bổ có thể chữa bệnh viêm khớp, bệnh ung thư hoặc bệnh AIDS/HIV…các bạn đừng nên tin.
  5. Quảng cáo hoặc trang web cố gắng chẩn đoán bạn có các vấn đề về sức khỏe hoặc cố gắng thuyết phục rằng bạn đang thiếu hụt vitamin và sau đó khuyên bạn mua sản phẩm để chữa trị
  6. Tuyên bố rằng bác sĩ không muốn bạn biết về một số “phương thuốc” bởi vì họ sợ mất lợi nhuận
  7. Đưa ra những lời hứa giúp giảm cân mà không cần tập thể dục hoặc thậm chí trong khi bạn ngủ.
  8. Thuốc bổ đảm bảo sẽ giảm cân mỗi ngày, thậm chí khi thực hiện có thể sẽ gây nguy hiểm về lâu dài.
  9. Thuốc bổ được bán thông qua nhiều mạng lưới hay thị trường đa cấp và có thể biến khách hàng thành người bán hàng.
  10. Tuyên bố rằng thuốc bổ sung dinh dưỡng sẽ chữa khỏi nhiều loại bệnh. Thường thì các loại thuốc bổ này chẳng có trị được một loại bệnh nào.
Call Now Button