• 207

1. Khám :
Khi thăm khám cho bạn, bác sĩ sẽ quan sát các tĩnh mạch trong nhiều tư thế để xem
mức độ sưng to của mạch. Đồng thời cũng sẽ đề nghị bạn mô tả về cơn đau ở chân.


2. Xét nghiệm :
Để chẩn đoán giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là siêu âm
Doppler tĩnh mạch chân. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn chỉ dùng sóng siêu
âm để quan sát dòng máu qua các van trong tĩnh mạch. Siêu âm cũng có thể giúp phát
hiện cục máu đông.

Khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một thiết bị cầm tay nhỏ (gọi là đầu dò)
di chuyển trên vùng cần quan sát, có kích thước chi khoảng một bánh xà phòng, áp
vào vùng da trên cơ thể đang được kiểm tra. Đầu dò này sẽ truyền hình ảnh của các
tĩnh mạch ở chân tới màn hình quan sát.

3. Điều trị :
Để điều trị giãn tĩnh mạch bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tự chăm sóc tại nhà,
mang vớ áp lực và phẫu thuật hoặc các thủ thuật. Các thủ thuật điều trị giãn tĩnh mạch
thường được thực hiện ngoại trú, tức là bạn có thể về nhà ngay trong ngày.

Trước khi đặt hẹn điều trị bạn nên hỏi trước công ty bảo hiểm của mình xem liệu
điều trị giãn tĩnh mạch có nằm trong danh mục được bảo hiểm hay không. Nếu việc
điều trị này chỉ được thực hiện để cải thiện về mặt thẩm mỹ thì có thể nó sẽ không
được bảo hiểm chi trả.

* Tự chăm sóc tại nhà :
– Ví dụ như tập thể dục, nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm, hoặc mang vớ áp lực có
thể giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch và ngăn chúng trở nên nặng nề hơn.

* Vớ áp lực :
– Mang vớ áp lực cả ngày thường là phương pháp đầu tiên bạn nên thử. Vớ bó sát
vào chân, giúp tĩnh mạch và cơ ở chân lưu thông máu hiệu quả hơn. Mức độ nén sẽ
thay đổi tùy theo loại vớ và nhãn hiệu.

– Vớ áp lực được bán ở hầu hết các tiệm thuốc và cửa hàng thiết bị y tế. Những loại
vớ đặc biệt theo toa cũng có sẵn và có thể được bảo hiểm chi trả nếu chứng giãn tĩnh
mạch có gây ra triệu chứng.

* Phẫu thuật và các thủ thuật khác :
Nếu bước tự chăm sóc tại nhà và vớ áp lực không hiệu quả, hoặc giãn tĩnh mạch trở
nên nặng nề hơn, bác sĩ sẽ khuyến cáo những bước tiếp theo như :
– Chích xơ tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ chích vào tĩnh mạch giãn một loại dung dịch hoặc
bọt để tạo sẹo và đóng các tĩnh mạch này lại. Sau vài tuần, tĩnh mạch được điều trị sẽ
biến mất. Một tĩnh mạch có thể sẽ cần vài lần điều trị. Chích xơ tĩnh mạch không cần
gây tê và có thể được thực hiện ngoại trú tại phòng khám.
– Laser. Chùm tia laser với bước sóng phù hợp tác động vào tĩnh mạch sẽ làm tĩnh
mạch mờ dần đi rồi biến mất. Đây là thủ thuật không xâm lấn, không hề có vết cắt
hay kim.
– Thủ thuật dùng catheter kết hợp laser hoặc tần số vô tuyến. Đây là thủ thuật được
ưu tiên sử dụng hơn cho giãn tĩnh mạch. Bác sĩ mạch máu sẽ đưa một ống nhỏ gọi là
catheter vào trong lòng mạch bị giãn và làm nóng đầu ống bằng năng lượng laser hoặc
tần số vô tuyến. Khi ống được rút ra, nhiệt sẽ phá hủy tĩnh mạch giãn bằng cách khiến
nó xẹp xuống và bít lại.
– Bóc tách và cột tĩnh mạch. Thủ thuật này bao gồm cột tĩnh mạch trước khi nó nối
vào tĩnh mạch sâu và loại bỏ tĩnh mạch bằng những vết rạch nhỏ. Đây là một thủ thuật
ngoại trú cho hầu hết mọi người. Việc cắt bỏ tĩnh mạch sẽ không ngăn được máu chảy
vào chân vì các tĩnh mạch sâu hơn ở chân sẽ tiếp nhận lượng máu lớn hơn.
– Phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch ngoại trú. Bác sĩ cắt bỏ những đoạn tĩnh mạch giãn
nhỏ hơn thông qua nhiều vết rạch rất nhỏ. Chỉ những phần da có thực hiện thủ thuật
này mới cần gây tê. Và rất hiếm khi để lại sẹo.

Call Now Button