• 2

Phần lớn nốt ruồi trên da trẻ em không có vấn đề gì cần lo lắng. Nốt ruồi mới vẫn có thể xuất hiện thêm trong suốt tuổi thiếu nhi và thiếu niên. Đồng thời khi trẻ lớn dần lên, nốt ruồi cũng to ra theo. Điều này là bình thường đối với trẻ em da sáng màu cũng như tối màu. Một số nốt có thể tự mất đi. Những thay đổi này là thường gặp và hiếm khi là dấu hiệu của ung thư tế bào hắc tố, đây là một loại ung thư da có thể khởi đầu từ nốt ruồi.

Thực tế, ung thư tế bào hắc tố rất hiếm khi gặp ở trẻ em. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp nốt ruồi nên được kiểm tra lại bởi bác sĩ da liễu để xác định chẩn đoán. Vì nếu được chẩn đoán sớm, ung thư tế bào hắc tố sẽ được điều trị triệt để hơn.

Sau đây là một số khuyến cáo cho bạn những trường hợp cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để kiểm tra :

  1. Nốt ruồi có biến đổi : Nốt ruồi tăng dần kích thước cùng với sự phát triển của trẻ là bình thường. Nó cũng có thể trở nên sáng màu hoặc tối màu hơn so với trước.

Nếu một nốt ruồi phát triển ( hoặc biến đổi) nhanh chóng, đây có thể là vấn đề đáng lo ngại. Hoặc nó thay đổi khác hẳn so với những nốt ruồi còn lại trên người.

  1. Nốt ruồi có hình vòm, có viền lởm chởm hoặc có màu sắc khác lạ : nếu bạn thấy một khối tròn, nhô cao trên da trẻ; có màu hồng, đỏ, rám nắng hoặc nâu; rất có thể đó là nevus Spitz. Đây là một dạng nốt lành tính thường xuất hiện trong độ tuổi từ 10 đến 20. Một số trẻ có thể có ngay từ lúc sinh. Bề mặt nốt có thể trơn láng hoặc sần sùi. Đôi khi bề mặt có thể trầy xước gây chảy máu.

Nevus Spitz tuy là một tình trạng lành tính, nhưng nó có thể trông giống như ung thư tế bào hắc tố, là thể ung thư da nghiêm trọng nhất. Ung thư tế bào hắc tố có thể chảy máu, vỡ ra hoặc có hình vòm. Cả hai loại nevus Spitz và ung thư tế bào hắc tố đều có thể có nhiều hơn một màu. Ngay cả khi kiểm tra với thiết bị chuyên dụng là đèn dermoscope thì vẫn dễ nhầm lẫn giữa hai chẩn đoán này.

Do đó bất kỳ đốm nâu nào có biểu hiện tương tự như mô tả phía trên đều nên được kiểm tra lại bởi bác sĩ da liễu. Một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyên nên cắt bỏ nốt. Nếu nốt không có nhiều biến đổi, bác sĩ sẽ chọn phương án theo dõi thêm một thời gian. Một số ít trường hợp nốt có thể tự mất đi mà không cần điều trị.

  1. Nốt ruồi chảy máu : Một nốt ruồi nhô lên có thể bị vướng vào đâu đó và bị kích ứng. Nếu nốt ruồi chảy máu không có nguyên nhân thì nên được khám kiểm tra ngay. Hoặc nốt ruồi trông giống như một vết thương hở cũng là dấu hiệu đáng lưu ý. Vì chảy máu và tổn thương bề mặt có thể là dấu hiệu của ung thư tế bào hắc tố.
  1. Rất nhiều nốt : Nếu trẻ có xuất hiện thêm nốt ruồi mới là bình thường. Khi trưởng thành, trung bình mỗi người có 12 đến 20 nốt.

Tuy nhiên nếu trẻ có trên 50 nốt, bạn nên cho bé đến khám và theo dõi với bác sĩ da liễu. Một số trường hợp trẻ có rất nhiều nốt ruồi có kèm ung thư tế bào hắc tố ở tuổi khá nhỏ. Một nghiên cứu ở Úc cho thấy rằng trên một nửa số bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố ở độ tuổi 15 đến 19 có ít nhất 100 nốt ruồi trên người.

  1. Nốt rất lớn : Phần lớn các nốt ruồi đều là những nốt tròn ( hoặc oval) nhỏ.

Một số trẻ có nốt rất lớn. Những nốt lớn có đường kính từ 17cm hoặc hơn. Một số nốt khổng lồ có thể che phủ cả một phần cơ thể của trẻ. Những nốt dạng này thường là bẩm sinh, hoặc một số trường hợp xuất hiện sớm sau sinh.

Những trường hợp này sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào hắc tố và các rối loạn khác. Nguy cơ cao ngay khi trẻ còn ở tuổi rất nhỏ. Trên một nửa số trường hợp ung thư tế bào hắc tố tăng sinh trên một nốt khổng lồ được chẩn đoán trong khoảng 10 tuổi.

Call Now Button