• 707

Làn da trẻ sơ sinh cực kỳ mềm mại nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ gặp ở một vài bé có
tình trạng da dầu có những mảng vảy nhờn. Tình trạng này là một dạng của viêm da
tiết bã, còn gọi là vảy da đầu.


Vảy da dầu không gây ảnh hưởng gì đến bé và cũng có thể tự giảm đi dần. Mặc dù
điều trị tình trạng này là không cần thiết, tuy nhiên cũng có một số cách giúp giảm
vảy và làm sạch vảy nhanh hơn, như là :
– Gội đầu cho bé thường xuyên hơn. Hầu hết các trường hợp gội đầu cách ngày cho bé
sẽ giúp làm mềm vảy và lượng vảy cũng sẽ giảm dần đi. Tuy nhiên nếu bé có kèm
thêm chàm da hoặc bệnh lý da nào khác thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ
da liễu.
– Chọn đúng loại dầu gội. Dùng dầu gội không chứa những thành phần tạo mùi. Nếu
những loại dầu gội thông thường không thể kiểm soát vảy thì bạn có thể chuyển sang
loại chuyên trị. Tìm những sản phẩm có ghi "cradle cap" trên nhãn, hoặc hỏi ý kiến
bác sĩ da liễu của bạn.
– Khi gội đầu nên massage nhẹ nhàng vùng có vảy. Đối với những vảy cứng chắc,
thoa thêm các loại dầu làm mềm như là baby oil để giúp làm mềm vảy và dễ dàng gội
sạch đi. Bạn nên thoa dầu lên vùng có vảy trước khi tắm cho bé, sau đó massage nhẹ
nhàng vùng này bằng đầu ngón tay trong khi gội đầu. Có thể kết hợp dùng những loại
bàn chải mềm hoặc lược cho bé để làm sạch vảy. Không bao giờ được cạy hay cào
vảy vì dễ gây nhiễm trùng thứ phát.

Biết những dấu hiệu cần đưa bé đi khám. Nếu bé có phát ban nặng lan tỏa trên da
đầu, cảm thấy đau hay ngứa; rụng tóc; hoặc mùi hôi từ vùng có phát ban thì bạn nên
đưa bé đến khám với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Vảy da đầu có khuynh hướng tăng trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi.

 

Call Now Button