• 1

Nấm móng

Nấm móng là một bệnh lý thường gặp khởi đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của bạn. Khi tình trạng nhiễm nấm lan sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng của bạn bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép móng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều móng, ngón cái bàn chân thường bị nhất.

Nhiễm nấm móng rất khó trị dứt. Vì móng  của chúng ta mọc  chậm, điều trị thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Đôi khi có thể cần vài tháng để điều trị bệnh.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ và không gây khó chịu, bạn có thể không cần điều trị. Nếu nấm móng gây đau và gây ra dày móng, các bước chăm sóc và thuốc có thể giúp ích. Nhưng ngay cả khi điều trị thành công, nấm móng thường hay tái phát.

Nguyên nhân

Nhiễm nấm móng gây ra do các loại nấm khác nhau .Nguyên nhân thường gặp nhất là do một loại nấm gọi là dermatophyte, trong đó phổ biến nhất là Trichophyton rubrum và T.mentagrophytes.
Nhiễm nấm móng có thể phát triển ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi móng già đi, nó có thể trở nên giòn và khô. Các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập. Các yếu tố khác – như giảm lưu thông máu đến bàn chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu – cũng có thể đóng một vai trò trong quá trình bệnh.

Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm móng bao gồm:
• Lớn tuổi, do lưu lượng máu giảm, nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng mọc chậm hơn
• Đổ mồ hôi nhiều
• Có tiền sử nấm da chân- bệnh “ Chân của vận động viên”
• Đi chân trần trong khu vực chung ẩm ướt, chẳng hạn như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm
• Bị thương nhẹ ở da hoặc móng hoặc bị bệnh về da, như bệnh vẩy nến
• Bị tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu

Triệu chứng

Sự khởi phát bệnh nấm móng chậm và âm ỉ. Bệnh thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi có thể gây đau ở ngón chân/ngón tay bị ảnh hưởng, gây khó khăn khi cắt móng và khó chịu khi đi giày.
Bạn có thể bị nấm móng nếu một hoặc nhiều móng của bạn :
• Dày lên bất thường
• Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu

• Các mảng trắng trên bề mặt móng
• Móng giòn, dễ vỡ vụn
• Bị biến dạng
• Móng tối màu, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn
• Mùi hơi hôi

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ


Bạn có thể muốn gặp bác sĩ nếu các bước tự chăm sóc không giúp đỡ bệnh và móng ngày càng bị đổi màu, dày hoặc biến dạng. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị tiểu đường và nghĩ rằng bạn đang bị nấm móng.

Phòng ngừa
•Giữ bàn chân và bàn tay sạch và khô ráo.

•Rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng.
• Cắt ngắn móng tay, dũa móng tay ở các cạnh và các khu vực bị dày lên. Khử trùng dụng cụ cắt móng của bạn sau mỗi lần sử dụng.
• Mang vớ thấm mồ hôi hoặc thay vớ trong ngày.
• Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng.
• Vứt bỏ giày cũ hoặc xử lý chúng bằng thuốc khử trùng hoặc thuốc chống nấm.
• Mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.
• Chọn một tiệm làm móng sử dụng các dụng cụ làm móng tiệt trùng cho mỗi khách hàng.
• Từ bỏ việc sơn móng tay và làm móng tay.

 

Call Now Button