• 14

“Sau khi sanh con da bạn sẽ đẹp lên rất nhiều!” các bà mẹ thường nghe những câu này từ một số người quen. Trong thực tế, chỉ có một số ít phụ nữ rất may mắn có được làn da đẹp trong thời kỳ mang thai. Phần lớn thì đều bị nám và đốm sắc tố, rụng tóc dần dần, phát ban, mụn trứng cá, vết rạn da, móng tay giòn, tách và cơ thể xấu đi so với trước khi có thai. Bởi vì, khi bạn đang mang thai, cơ thể bạn sản xuất ra một số lượng lớn các yếu tố tăng trưởng đi qua các mạch máu làm tăng lưu lượng máu đến da, nhưng lưu lượng máu tăng lên có thể dẫn đến mạch máu bị vỡ gọi là angiomas nhện (giãn mạch máu)

Dinh dưỡng và Những điều nên tránh khi mang thai
Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai bao gồm cả biến động nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay. Nếu bạn lo ngại các vấn đề về da, mái tóc, hoặc móng tay trong khi mang thai, bạn nên khám bác sĩ da liễu, khi cần có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương pháp điều trị

Mụn 
“Vấn đề lớn nhất của phụ nữ mang thai là mụn trứng cá của họ trở nên tồi tệ. Mụn sẽ nổi trên mặt, ngực, hoặc lưng.” Tuy nhiên, một số phụ nữ thực sự được cải thiện khi mang thai. Mụn trứng cá là  do tăng hoccmon, đó là lý do tại sao một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai để giảm mụn. Ngoài ra, các tuyến dầu cũng đáp ứng với androgen, các hormone sinh dục nam trong thai kỳ. Điều này làm cho các tuyến dầu dễ dàng sản xuất một lượng lớn dầu gọi là bã nhờn, làm chậm lưu thông của tuyến dầu và kết quả là xuất hiện mụn đầu đen. Nhưng đừng hoảng sợ, làn da của bạn sẽ sáng dần lên sau khi sanh em bé. Nếu mụn nổi nhiều và tình trạng ngày càng tồi tệ bạn có thể dùng kháng sinh tại chổ bằng cách bôi da nhưng vẫn an toàn cho em bé trong bụng. Cần rữa mặt hằng ngày bằng sữa rữa mặt để giảm tối thiểu mụn trứng cá.

Spider Woman? 
Chứng giãn nở mạch máu ở phụ nữ mang thai thường tỏa ra từ một điểm trung tâm và giống như hai chân của một con nhện. Hội chứng này có liên quan đến những thay đổi hormone, đó là lý do tại sao mụn có thể mất đi khi em bé ra đời. Chứng giãn mạch máu có thể xuất hiện trên mặt, ngực hoặc đôi khi trên cánh tay, bụng. Sau khi sinh em bé nếu còn chứng giãn mạch máu này thì có thể điều trị bằng laser.

 

Vết rạn da 
Hơn 90% phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện các vết rạn để thích ứng với tình trạng kéo giãn da trong quá trình mang thai do em bé lớn dần lên trong bụng. Vết rạn da là các vệt màu hồng hoặc màu tím ở vùng dạ dày và đôi khi xuất hiện trên ngực hoặc đùi. Tập thể dục và sử dụng các loại kem hoặc kem với axit alpha-hydroxy có thể ngăn ngừa vết rạn da.

Mặt nạ của thai kỳ? 
Chloasma còn được gọi là nám hoặc mặt nạ thai kỳ, xảy ra khi da tiếp xúc ánh nắng trên má, trán, hoặc môi. “Đây là một hiện tượng tương tự xảy ra khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên và nó sẽ biến mất sau khi mang thai, nhưng trong một số trường hợp chúng vẫn còn tồn tại nên ta cần điều trị bằng các loại kem tẩy trắng hoặc điều trị tận gốc bằng laser. Vì vậy trong thời kỳ mang thai nên sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa nám da và các đốm nâu xuất hiện.

 

Tóc
Sau khi mang thai 3 tháng rất nhiều phụ nữ bị rụng tóc. Tóc rụng ở thời kỳ mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra mà thủ phạm chính là tăng lượng hormon progesterone và estrogen. Tuy nhiên thời kỳ này sẽ chấm dứt sau khi sinh em bé trong vòng 1 năm và nó không gây ra chứng hói đầu. Tuy nhiên để an toàn bạn nên đi khám bác sĩ.

 

Mọc râu

Xảy ra khi phụ nữ mọc tóc tại các điểm dành cho nam điển hình như môi và cằm, râu được được kích hoạt bởi những thay đổi nội tiết tố của thai kỳ.
Mọc râu cũng không quá nghiêm trọng và nó cũng không phải vĩnh viễn và có xu hướng biến mất trong vòng sáu tháng sau khi sinh

Phát ban
Nổi mày đay, ngứa trong thời kỳ mang thai được gọi là PUPPP là tình trạng da phổ biến nhất khi mang thai. Phụ nữ bị PUPPP bị nổi mụn đỏ và nổi mề đay, và khi tình trạng nặng sẽ phát triển thành các mãng như da gà, phát ban này thường bắt đầu ở phần bụng và lan xuống đùi, mông, ngực, và cánh tay.

 

Bạn cảm thấy ngứa ở khắp mọi nơi trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, có thể chống ngứa bằng cách bôi thuốc kháng histamin, và  bôi kem steroid có thể kiểm soát ngứa.

Móng tay
Móng tay cũng có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Thường móng bị tách hoặc các bề mặt thô mà chưa rõ nguyên nhân

Tình trạng làn da

Da nổi đốm ngày càng nhiều trong khi mang thai có thể là do sự gia tăng lưu lượng máu đến da khuyến khích các mô sinh sôi nảy nở hình thành các đốm nâu.

“Các đốm nâu tăng lên, nốt ruồi có thể thay đổi màu sắc một chút và vì vậy có thể hình thành khối u lành tính và sẹo trở nên lồi hơn so với ban đầu – tất cả những hiện tượng trên là vì nồng độ estrogen cao gây ảnh hưởng đến các mô. Nhưng nó có thể mất đi sau khi sanh em bé.
“Phụ nữ mang thai có bệnh ngoài da nhất định có nhiều khả năng tình trạng sẽ nặng hơn.
Ví dụ, phụ nữ bị viêm da dị ứng, một bệnh da gây ngứa, tổn thương da gây khó chịu, có thể bị nặng hơn trong khi mang thai. Trong một số trường hợp, khi mang thai mới bị viêm da dị ứng.

 

Nhưng đối với bệnh vẫy nến có thể được cải thiện hơn trong thời gian mang thai. Sự cải thiện này có thể do mức độ cao của interleukin-10 trong thai kỳ, một loại protein được tạo ra bởi một tế bào để điều chỉnh các chức năng của các tế bào khác.

Call Now Button